SỔ TRẮNG LÀ GÌ?

sổ trắng là gì

Trong thời đại hiện nay, sổ trắng ít được nhắc đến do chúng đã không còn được sử dụng. Tuy nhiên, xét trên phương diện pháp lý thì sổ trắng có giá trị tương đương với sổ hồng và sổ đỏ. Vậy sổ trắng là gì? Sổ trắng có bắt buộc phải đổi sang sổ hồng không? Chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng như thế nào?

sổ trắng là gì

Sổ trắng là gì?

Cũng tương tự như sổ hồng, sổ đỏ, sổ trắng cũng không được xuất hiện trong những quy định pháp luật đang hiện hành mà chỉ giản đơn là cách gọi vắn tắt của người dân dựa vào màu sắc của quyển sổ.

Ta cũng có thể hiểu, sổ trắng chính là một loại giấy tờ pháp lý để chứng nhận về quyền được sử dụng đất đai được cơ quan chức năng nhà nước cấp từ giai đoạn đầu của chế độ xã hội như: Giấy phép được cấp sau ngày 30/4/1975 có giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền được sở hữu nhà, giấy phép mua bán nhà ở ủy ban nhân dân huyện.

Các giấy trắng có thời gian cấp sau ngày 30/4/1975 sẽ vẫn được giữ nguyên tính giá trị pháp lý về nhà ở, đất đai. Diện tích của đất đai được ghi trong giấy tờ chứng nhận quyền được sở hữu nhà có thể được xem là chứng nhận cho quyền được sử dụng đất đai tạm thời được cơ quan thẩm quyền nhà nước cấp hay có tên ở trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất.

Sổ trắng được cấp dựa theo quy định của nghị định 02-CP ngày 04/01/1979 của chính phủ về vấn đề ban hành điều lệ thống nhất quản lý nhà ở những thành phố, thị trấn, thị xã và pháp lệnh nhà ở (26/03/1991) trong đó diện tích của đất đai được cấp dựa theo hồ sơ và những giấy tờ khác có liên quan của cá nhân sử dụng đất đai được ủy ban nhân dân xã, huyện, phường xác nhận.

Sổ trắng có bắt buộc phải đổi sang sổ hồng không?

Trong nghị định 84/2007/NĐ-CP (ngày 25/05/2007) có quy định chi tiết về loại sổ trắng. Cũng theo đó, bản nghị định này đã có quy định bổ sung về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất đai, thực hiện quyền sử dụng đất đai, thu hồi đất đai, thủ tục, trình tự bồi thường, tái định cư khi cơ quan nhà nước giải quyết các khiếu nại về đất đai và thu hồi đất. Thời gian sau này, trong nghị định 43 luật đất đai có trình bày cụ thể các giấy tờ không phải “giấy hồng” hay “giấy đỏ” sẽ không được phép để tiến hành các giao dịch mua bán đất đai.

Kể từ 1/1/2008, các loại giấy trắng nếu muốn thực hiện giao dịch mới thì cần phải đổi sang giấy hồng (đối với những loại giấy trắng về đất và nhà), giấy đỏ (đối với những loại giấy trắng về đất đai).

Do vậy, để có thể giao dịch mua bán bất động sản đúng với pháp luật hiện hành thị buộc phải đổi từ sổ trắng thành sổ hồng.

Trình tự, thủ tục đổi sổ trắng thành sổ hồng như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • 01 bản gốc và 01 bản chụp hồ sơ, giấy tờ về tạo lập nhà đất.
  • 2 đơn đề nghị về cấp giấy chứng nhận quyền được sử dụng đất đai, quyền được sở hữu nhà và các loại tài sản khác gắn với đất (bản gốc).
  • 2 bản vẽ nhà đất được vẽ bởi tổ chức có tư cách pháp nhân về vấn đề đo vẽ nhà đất.

Bước 2: Nộp giấy tờ, hồ sơ

Nộp trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai của sở tài nguyên và môi trường hay nộp tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc ủy ban nhân dân huyện.

Bước 3: Thẩm định giấy tờ, hồ sơ

  • Kiểm tra giấy tờ hồ sơ và xác nhận vào đơn đề nghị.
  • Lập giấy tờ hồ sơ để trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Chỉnh lý, cập nhật và hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất.

Bước 4: Trả sổ

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin cập nhật mới nhất của chúng tôi lý giải những câu hỏi thường gặp về sổ trắng là gì? Sổ trắng có bắt buộc phải đổi sang sổ hồng không? Chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng như thế nào? Hy vọng chúng mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.