QUỸ ĐẤT LÀ GÌ?

quỹ đất là gì

Trong lĩnh vực đất đai, quỹ đất là một thuật ngữ khá phổ biến được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người chưa hiểu rõ được bản chất cũng như những quy định pháp lý có liên quan. Để có cái nhìn chính xác hơn và cụ thể hơn về thuật ngữ quỹ đất là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

quỹ đất là gì

Quỹ đất là gì?

Định nghĩa quỹ đất thực chất chính là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tổng phần diện tích đất đai của một đơn vị hay địa phương nhất định nào đó. Nó bao gồm toàn bộ những loại đất đai sẵn có và chịu quản lý bởi các cấp chính quyền và cơ quan ban ngành.

Trong thực tế, quỹ đất có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như: xây dựng bệnh viện, trường học, nhà hàng, khu khách sạn, công ty/doanh nghiệp,…Chúng được phân cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức có nhu cầu cần sử dụng (nhu cầu phải đảm bảo rõ ràng và phù hợp với những quy định của pháp luật). Quy định cấp quyền được sử dụng đất đai được xem xét và phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.

Nếu cần sử dụng với mục đích khai thác trồng trọt thì cần phải xét đến tính chất của nhóm đất và kế hoạch dùng đất đai mỗi năm ở địa phương (đã phê duyệt). Sau khi phân bố mà quỹ đất đai còn thừa thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành hội họp, rà soát, thống kê. Tiếp theo đó phân chia lại cho các đối tượng đang có nhu cầu.

Cơ quan nào quản lý quỹ đất đai?

Theo quy định pháp luật đang hiện hành, cơ quan quản lý quỹ đất đai là là trung tâm phát triển quỹ đất. Vậy cơ quan này có những vai trò và quyền hạn gì để thực hiện tốt chức năng được giao?

Khái niệm trung tâm phát triển quỹ đất đai là gì?

Dựa theo quy định tại khoản 2 điều 5 của nghị định 43/2014 tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị công, được thành lập, tổ chức lại theo pháp luật hiện hành. Tổ chức này sở hữu một số đặc điểm, nghĩa vụ và quyền như: có trụ sở riêng, có tư cách pháp nhân, sở hữu con dấu riêng và được phép để lập tài khoản nhằm phục vụ những hoạt động luật định. Bên cạnh đó, tổ chức còn có những chi nhánh theo mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ như: quận, huyện, thành phố, thị xã,…

Trung tâm phát triển quỹ đất có những vai trò gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 của nghị định 43/2014/NĐ – Cp về vai trò của trung tâm phát triển quỹ đất là:

  • Tạo lập kế hoạch và thực hiện những giải pháp phù hợp để quản lý, phát triển quỹ đất một cách hiệu quả nhất,
  • Tiến hành những quy trình liên quan đến vấn đề tái định cư, bồi thường khi thu hồi đất đai.
  • Nhận chuyển nhượng quyền được sử dụng đất đai khi những cá nhân, tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu, đề nghị.
  • Tổ chức những sự kiện đấu giá đất đai và một số dịch vụ khác có liên quan.

Có những loại quỹ đất nào?

Theo pháp luật hiện hành, quỹ đất được phân thành nhiều loại khác nhau, căn cứ trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có hai loại quỹ đất phổ biến được biết đến nhiều nhất đó là quỹ đất công và quỹ đất sạch:

  • Quỹ đất công chính là phần đất đai thuộc quyền được sở hữu của toàn dân, được cơ quan nhà nước đại diện để làm chủ sở hữu. Quỹ đất có mục đích đa dạng như: đất giao thông, an ninh quốc phòng, đất sử dụng công cộng,…
  • Quỹ đất sạch có vai trò vô cùng quan trọng sự nghiệp phát triển kinh tế, giúp thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn, doanh nghiệp. Hằng năm, nhà nước ta luôn dành sự quan tâm về nhân lực lẫn kinh phí để dựng xây quỹ đất sạch.

Bài viết trên là tất tần tật những chia sẻ mới nhất của chúng tôi về khái niệm quỹ đất là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng với những thông tin trên đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức giá trị và dễ dàng hơn khi tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh bất động sản.