LƯỚT CỌC LÀ GÌ?

lướt cọc là gì

Trong quá trình giao dịch mua bán nhà ở, đất đai chúng ta thường bắt gặp những từ như đặt cọc, sang tên, công chứng,… thế nhưng, liệu bạn đã từng nghe qua về cụm từ lướt cọc chưa? Vậy khái niệm lướt cọc là gì? Cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro khi lướt cọc?

lướt cọc là gì

Đầu tư lướt cọc là gì?

Lướt cọc là một hình thức đầu tư trong lĩnh vực bất động sản chỉ trong ngắn hạn, phía bên mua chỉ cần đặt cọc một phần giá trị của lô đất đó cho cá nhân sở hữu tài sản (chủ đất đai), trong bản hợp đồng tiền cọc có điều khoản bên người mua có quyền được chỉ định cá nhân nhận chuyển nhượng quyền được sử dụng đất đai. 

Sau đó họ sẽ tìm kiếm người mua khác nhằm bán lại hàng hóa bất động sản đó với mức giá cao hơn để thu được lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn (trong khoảng thời gian từ lúc đặt cọc cho đến lúc công chứng).

Bẻ cọc là gì?

Bẻ cọc trong ngành bất động sản đó là hành vi chỉ cá nhân đã thực hiện đặt cọc rồi nhưng không tiếp tục tiến hành các điều đã được ghi trong bản hợp đồng đặt cọc mà lại quay sang chủ nhà để đòi lại tiền cọc.

Sang cọc là gì?

Hiểu đơn giản sang cọc là chỉ A đã thực hiện đặt cọc tiền để mua nhà ở, đất đai, nhưng do lý do nào đó mà A không tiếp tục thực hiện theo bản hợp đồng đặt cọc, mà để cho B tiếp tục thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của hợp đồng cọc. Trong nội dung của bản hợp đồng cần phải thể hiện rõ A có quyền được sang cọc; hay cần phải được sự đồng ý bởi bên bán trước khi thực hiện sang cọc nhà ở, đất đai.

Đầu tư lướt cọc có những rủi ro gì?

Nếu không thể bán được hay không sang tay được trong vòng 30 ngày thì bắt buộc nhà đầu tư phải vô tiền lần hai, nếu không có đủ số vốn thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể mất khoản tiền đã thực hiện đặt cọc lúc trước đó. Đây chính là lý do làm cho nhiều nhà đầu tư bị rơi vào trạng thái gãy cọc hay ngộp cọc do không thể tiếp tục vào thêm tiền.

Để có thể tham gia vào cuộc chơi lướt cọc rủi ro này bạn nhất định phải biết được mình có gì. Chứ đừng chỉ nhìn thấy tiền lợi nhuận khi thực hiện lướt cọc mà tham gia ngay vào thị trường. Hãy nhìn vào rủi ro và cân nhắc khi tham gia và nếu có thể kiểm soát được những rủi ro khi tham gia lướt cọc thì lúc đó bạn mới nên tham gia vào.

Cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro khi lướt cọc?

Vì những giao dịch lướt cọc thường là bản hợp đồng cọc tay để cho nhanh khi thị trường đang nhộn nhịp, dưới đây là một vài lưu ý cần nhớ khi giao dịch mua bán lướt cọc:

  • Số tiền được đặt cọc lướt không nên quá thấp, ít nhất 100 – 300 triệu tùy vào giá trị của bất động sản, nếu đặt ít tiền cọc thì chủ đất rất dễ bẻ cọc để thực hiện bán cho đối tượng khác khi giá thị trường càng tăng cao.
  • Số tiền mà bạn nhận cọc khi thực hiện bán cho đối tượng khác không vượt số tiền mà bạn đã thực hiện đặt cọc lúc trước đó để hạn chế việc đền cọc khi xảy ra bẻ cọc.
  • Bạn cần phải chụp lại bản hợp đồng đặt tiền cọc trước đó.
  • Xin phép được xem và chụp hình lại sổ đỏ của lô đất gốc (nếu có).
  • Chụp hình lại CMND của chủ lô đất đứng tên ở trên sổ, trên bản hợp đồng đặt cọc, nhằm đảm bảo lô đất đai mình đang thực hiện giao dịch là chính chủ sở hữu đứng ra để bán. Bên cạnh đó, chụp hình lại những thông tin cá nhân của cá nhân đang thực hiện sang cọc với bạn.
  • Kiểm tra lại toàn bộ thông tin của bên mua và bên bán thật kỹ. Ký tên, chuyển tiền, cá nhân làm chứng, lăn tay.

Trên đây là toàn bộ những phân tích mới nhất của chúng tôi lý giải cho khái niệm lướt cọc là gì và những điều cần lưu ý để hạn chế rủi ro khi lướt cọc. Mong rằng những thông tin trên mang đến nhiều giá trị cho bạn đọc.